-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Đôi hạc thờ trong văn hóa thờ cúng của dân tộc
Tuesday,
05/01/2021
Đăng bởi Ngọc Huyền
Trong tín ngưỡng thờ cúng của người Việt, một trong những đồ thờ bằng đồng quan trọng chính là đôi hạc ngự trên lưng rùa mang vẻ đẹp thanh cao và trang trọng. Đó vừa là hình ảnh tượng trưng cho sự duy tâm sâu sắc, vừa là ước muốn về cuộc sống thịnh vượng, may mắn của dân tộc.
Có thể bạn quan tâm:
"Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi": Tục lệ văn hóa cổ truyền tốt đẹp của người Việt
Cách giữ hoa tươi lâu trên ban thờ vào ngày tết
Địa chỉ uy tín nhất bán đồ đồng thờ cúng tại Thanh Hóa
Hạc vốn là loài chim xuất hiện nhiều trong các thư tịch, tài liệu, hiện vật cổ của Việt Nam như: Trống đồng, cuốn sách “Tướng hạc kinh”,… điều này cho thấy ngay từ xa xưa, trong tiềm thức của người Việt Nam đã vô cùng coi trọng chim hạc.
Đây là loại chim lớn, sống trên cao, tiếng kêu trong trẻo, vốn mang biểu tượng của sự thanh khiết, không vướng bụi trần ai với những tham lam, sân si, dục vọng của đời thường. Bởi vậy mà hạc thường được coi như “Nhất phẩm điểu” hay “Nhất phẩm dương triều”, trở thành vật phẩm dâng vua, chúa trong xã hội phong kiến.
Đồng thời, chính hình ảnh cao sang, thanh khiết ấy mà hạc thường gắn với khí chất của người quân tử, bậc trượng phu trong xã hội xưa: Những người đầu đội trời, chân đạp đất, làm việc nghĩa hiệp mà không màng tới danh lợi phù phiếm.
Đặc biệt, hình ảnh hạc còn gắn liền với sự trường tồn, vĩnh cửu khi người đời cho rằng: Đây là loài chim tiên, sống rất lâu “Thọ hạc thiên tuế” (Hạc sống lâu nghìn năm tuổi) hay “Thọ bất khả lượng” (Sống lâu không thể tính). Do đó, dâng cặp hạc trên ban thờ là lời nguyện cầu của con cháu tới các vị tổ tiên, cầu mong cho sự vững bền, thịnh trị của gia đình. Cũng chính hạc sẽ phù trợ cho toàn gia được sức khỏe, may mắn để sống lâu vạn thọ.
Ngoài xuất hiện trên ban thờ gia tiên, hạc đội rùa (biểu tượng của âm dương hòa hợp, sự gắn bó keo sơn, giúp đỡ nhau trong cuộc sống) còn đi cùng đỉnh đồng, cặp chân nến trong bộ đồ thờ bằng đồng, dâng lên những nơi thanh tịnh, trang nghiêm khác vì nó được coi là loài chim tối cao, hay giảng dạy đạo lý trong kinh Phật nên rất được Đạo giáo coi trọng.
Trên ban thờ gia tiên, đôi hạc ngậm hoa cưỡi trên lưng rùa được đúc bằng đồng nguyên chất, đặt ở vị trí giữa 2 chân nến và đỉnh đồng, hướng chầu vào phía đỉnh với ý nghĩa tượng trưng cho hướng thiện, sum vầy của gia đình, đồng thời trấn trạch, hạn chế tà xấu xâm nhập vào nhà.
Với hình dáng cao lớn, mỏ dài, nhọn, như mũi tên, hạc còn tượng trưng cho mong ước về sự luân chuyển, vận động vươn cao, vươn xa. Đặc biệt, hình ảnh hạc ngậm hoa sen còn tượng trưng cho sự giác ngộ, vươn tới ánh sáng chân lý.
Theo phong thủy vị trí đặt hạc thờ tốt nhất là hướng Nam để đem lại nhiều cơ hội tốt cho gia chủ, tuyệt đối tránh bày ở phòng bếp, phòng tắm,…
-----------------------------------------------------------------------------------
THÔNG TIN LIÊN HỆ: PHONG THỦY ĐẠI VIỆT
- Địa chỉ:
CS1: 1/181 Trường Chinh - Thanh Xuân - Hà Nội
CS2: 156 Trường Thi – P. Trường Thi - TP. Thanh Hóa - Website: https://phongthuydaiviet.com/
- Hotline: 0888.410.789 - 0968.550.361 - 0866.908.789
- Email: phongthuydaivietgroup@gmail.com