Làm lễ nhập trạch cần lưu ý những gì?

Tuesday, 22/09/2020
Đăng bởi Ngọc Huyền

Nghi lễ nhập trạch được coi là một nét văn hóa tâm linh của người Việt mỗi khi cả gia đình chuyển tới nhà mới. Đây là một sự kiện lớn trong cuộc đời mỗi người vì nó đánh dấu sự hưng thịnh của mỗi gia đình. Bởi vậy, khi làm lễ nhập trạch, gia chủ cần lưu ý những điều sau để cuộc sống thêm an lành, ấm áp và hạnh phúc.

Có thể bạn quan tâm:

Nên mua bát hương Bát Tràng ở đâu tại Thanh Hóa?

Cách đặt tỳ hưu trên ban thờ Thần tài để tiền vào như nước

Theo quan niệm dân gian, khi tiến hành làm lễ nhập trạch, gia chủ không nên chọn các ngày sau: Ngày khắc tuổi gia chủ, ngày Tam Nương: Mùng 3,7,13,18,22,27 âm lịch, ngày Dương công kỵ nhật: Mùng 5, 14, 23 âm lịch. Ngoài ra, cũng không nên chọn ngày rằm và mùng 1 đầu tháng để làm lễ.

Khi đã chọn được ngày làm lễ nhập trạch, nếu không có việc gì cần thiết, gia chủ không nên thay đổi ngày hoặc chậm trễ khi chuyển nhà vì làm giảm bớt ý nghĩa của ngày nhập trạch đã định sẵn. Nếu chưa thể đến ở ngay thì có thể chuyển đồ trước và thường xuyên ghế thăm ngôi nhà để ngầm thông báo sự có mặt của mình ở nơi mới.

Nếu ngày nhập trạch được chọn lựa kỹ lưỡng thì giờ cũng được xem là thời gian quan trọng cần được lưu tâm. Thông thường, gia chủ nên chọn nhập trạch vào ban ngày, khi ánh sáng mặt trời còn đang tỏa khắp nơi, tựa như hào quang của may mắn và phước lành. Tuy nhiên, nếu quá bận rộn thì phải chuyển nhà trước 12 giờ đêm, để hạn chế rước ma quỷ vào nhà.

Bên cạnh đó, khi nhập trạch, những người tuổi Dần và phụ nữ đang mang thai nên hạn chế dọn nhà và tham gia lễ nhập trạch. Theo quan niệm dân gian, người tuổi Hổ nếu cùng chuyển đến nhà mới sẽ phạm phải quan niệm “Rước hổ vào nhà”. Cùng với đó, người đang có thai sẽ phạm phải thần Thai, khiến may mắn cho ngôi nhà mới bị vơi bớt. Trong trường hợp chủ nhà tuổi Hổ, có thể nhờ một thành viên khác trong gia đình thay thế mình làm lễ để không phạm phải điều kiêng kỵ trên.

Đồng thời, những điều tưởng như nhỏ nhặt sau cũng rất quan trọng để hạn chế sự xui xẻo cho nhà mới:

  • Tránh làm đổ vỡ các vật dụng trong nhà.
  • Không nên mang vào nhà mới những đồ vật cũ tiềm ẩn điều rắc rối, đen đủi, đặc biệt là chổi quét nhà.
  • Nên đun nấu bằng bếp lửa (bếp gas hoặc bếp củi) trong ngày đầu tiên đến nhà mới để đem lại sự ấm áp, may mắn.
  • Những ngày đầu sau khi làm lễ nhập trạch, gia chủ cần thắp đèn sáng vào buổi tối và thắp hương để ngôi nhà trở nên ấm cúng.
  • Bát hương mang từ nhà cũ đến hay bốc bát hương mới cần được nạp bộ thất bảo chuẩn nhất để việc thờ cúng được ý nghĩa và trọn vẹn hơn.

Trên đây là những lưu ý trong ngày làm lễ nhập trạch, hy vọng rằng những ai đã, đang và sẽ lên nhà mới khi đọc nó sẽ có một cuộc sống mới vui vẻ, may mắn và tài lộc từ chính ngôi nhà của mình.

-----------------------------------------------------------------------------------

THÔNG TIN LIÊN HỆ: PHONG THỦY ĐẠI VIỆT

 

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

zalo