Luận bàn về chữ Vạn trong quan niệm Phật giáo

Monday, 11/01/2021
Đăng bởi Ngọc Huyền

Cùng với các chữ Phúc, Lộc, Thọ, chữ Vạn cũng là một trong những sự lựa chọn quan trọng để trang trí cho không gian thờ cúng thiêng liêng của gia đình.

Có thể bạn quan tâm:

Tháng củ mật có gì đáng sợ?

Chữ Phúc trong bộ đồ thờ bằng đồng

Địa chỉ uy tín nhất bán đồ đồng thờ cúng tại Thanh Hóa

Chữ Vạn từ lâu đã được biết đến là sự thể hiện của 1 trong 32 tướng tốt của Đức Phật. Cụ thể, trong Kinh Trường A – hàm đã viết: Chữ Vạn là tướng đại nhân, phía trước ngực Đức Phật. Bên cạnh đó, trong quyển thứ 6 của Tát Giá Ni Kiền Tử Sở Thuyết Kinh lại cho rằng: Chữ Vạn chính là biểu thị công đức vô lượng của Phật pháp, là tướng tốt thứ 80 của Phật Thích Ca.

Quan sát chữ Vạn, có thể dễ dàng thấy rằng đây dường như là chữ thập có 4 góc vuông, hướng về bên phải. Từ xa xưa, những nét chữ này đã là biểu tượng cho mặt trời, thể hiện sự thanh tịnh, viên mãn và ánh sáng của chân lý. Do đó, đây như sự khởi sinh sự sống và vòng tuần hoàn, luân hồi vô tận của kiếp chúng sinh.

Là một đất nước có nền văn hóa gắn với đạo Phật từ lâu đời, các công trình kiến trúc như chùa chiền, nơi thờ tự của người Việt Nam ít nhiều đều sử dụng chữ Vạn để trang trí, mô phỏng trên những khung tranh treo tường hoặc những tấm vách ngăn trong phòng thờ, đi cùng bộ đồ thờ bằng đồng hết sức đẹp mắt và sang trọng.

Tuy nhiên, do những quan niệm khác nhau mà chữ Vạn được trang trí không có sự đồng nhất về hướng xoay. Trong đó, nếu là chữ Vạn cùng chiều kim đồng mang biểu tượng sự sống, sự vận động, luân hồi và thông thái trong trời đất. Ngược lại, nếu xoay ngược kim đồng hồ, chữ Vạn lúc này có hướng chuyển động từ tâm trở ra, mang ý nghĩa về sự từ bi, khoan dung đặc trưng của Đức Phật.

Theo cuốn “Việt Nam danh lam cổ tự” của Võ Văn Tường có tới 21 hình chữ Vạn. Trong đó, tướng Vạn ngược chiều kim đồng hồ là 19, chỉ có 2 tướng Vạn thuận chiều kim đồng hồ. Cũng từ các nghi thức tế thần ở khu vực Đông Nam Á và biểu tượng chuyển động của muôn loài trên mặt trống đồng Đông Sơn đều cho thấy chữ Vạn được khắc họa chiều ngược kim đồng hồ, phù hợp với triết lý của người Việt Nam.

Trong lịch sử nhân loại, chữ Vạn đã có ở thời nhà Đường, được Võ Tắc Thiên coi như biểu tượng cho mặt trời, là sự tập hợp của “vạn đức kiết tường”.

Ngoài ra, chữ Vạn cũng xuất hiện ở cả châu Âu trong những năm thế chiến thứ Hai đang diễn ra ác liệt. Là biểu tượng của Đức Quốc xã, Hitler đã thiết kế nó bằng cách sử có vòng tròn màu đen ôm trọn chữ Vạn màu trắng phía trong mang ý nghĩa của sự chết chóc và chiến tranh phi nghĩa.

Chính việc lợi dụng những ý nghĩa tốt đẹp của chữ Vạn trong Phật pháp để đem đến những tang thương, mất mát lớn cho loài người nên thế lực phát xít Đức đã bị đánh bại nhanh chóng. Từ đó, biểu tượng của lòng khoan dung, từ bi được trả về nguyên vẹn với những người con của Phật.

-----------------------------------------------------------------------------------

THÔNG TIN LIÊN HỆ: PHONG THỦY ĐẠI VIỆT

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

zalo